Trà thảo dược ( Trà thảo mộc)
Trà thảo dược là thức uống quen thuộc mà thiên nhiên ban tặng cho con người và được con người sử dụng từ hàng ngàn năm trước. Tuy gọi là trà xong thành phần của nó không có lá trà mà nguyên liệu để làm nên trà thảo dược là các loại lá, hạt, vỏ, hay rễ của các cây thảo dược được dùng dạng tươi hoặc phơi khô dùng pha bằng cách ngâm hãm với nước nóng.
Có hàng trăm nghìn loại trà thảo dược khác nhau, mỗi loại trà có một công dụng tính năng riêng. Dưới đây là một số công dụng tiêu biểu của trà thảo dược:
+ Tác dụng chống oxy hóa
+ Hỗ trợ tích cực trong quá trình giảm mỡ, giảm cân
+ Tác dụng chống vi khuẩn, virus và chống nấm
https://nonglamfood.com/tra-thao-moc-la-gi-cong-dung-tuyet-voi-den-muc-nao-t170.html
* Cây mật gấu
Tên gọi khác: Hoàn liên ô rô, mã hổ, cây lá đắng
Tên khoa học: Vernonia amygdalina Del. hoặc Gymnanthemum amygdalinum
Tên tiếng Anh: Bitter Leaf
Cây mật gấu là một loại thảo mộc thuốc nam và phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, giàu protein, vitamin và các khoáng chất cùng beta-carotenne.
Có thể sử dụng lá để sắc thuốc uống hoặc hỗ trợ cho các thuốc khác trong việc điều trị các bệnh như xương khớp, đái tháo đường, tiêu chảy, viêm gan, vàng da, huyết áp cao, rối loạn lipid máu, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, kiết lị, viêm ruột…
Bên cạnh đó, cây mật gấu còn giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc gan, điều hòa huyết áp và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung.
Ngoài ra, dựa trên tác dụng dược học và kinh nghiệm sử dụng trong nền y học dân gian, một số nước còn dùng cây lá đắng để chữa các bệnh như:
- Ấn Độ: Dùng lá chữa đái tháo đường, dùng cành, rễ hỗ trợ điều trị HIV, hạ sốt, giảm ho, phát ban, cảm cúm, viêm vú.
- Congo: Dùng lá và vỏ rễ chữa kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột, sốt rét, viêm gan, nhiễm giun.
- Nam Phi: Dùng rễ chữa sán máng (huyết hấp trùng), hiếm muộn, rối loạn kinh nguyệt.
- Khu vực Tây Phi: Dùng lá làm trà lợi tiểu, chữa táo bón, nhiễm trùng da, đái tháo đường, bệnh chuyển hóa liên quan đến gan…
Theo báo cáo của trường Đại học Texas, Mỹ, sử dụng lá đắng có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như ung thư vú và bệnh đái tháo đường típ 2.
Những đối tượng nên dùng cây mật gấu
- Bệnh nhân men gan cao, xơ gan, viêm gan B, viêm gan C.
- Người thường xuyên phải tiếp xúc với bia, rượu.
- Người bệnh sỏi mật.
- Người bị đau lưng do thoái hóa xương khớp, sưng đau khớp.
- Người bị bệnh béo phì.
- Người tiêu hóa kém, bệnh nhân bị viêm đại tràng.
- Người bị ho lao, khạc ra máu.
- Người hay bị mất ngủ, đau nhức nửa đêm.
- Người hay bị đi ngoài, viêm da dị ứng, viêm gan vàng da, mắt đau sưng đỏ. Người bị mụn trứng cá, mụn nhọt.
http://pgrvietnam.org.vn/cong-dung-va-cach-dung-cay-mat-gau-dung-nhat-2463.html
https://vnexpress.net/suc-khoe/bai-thuoc-tu-cay-mat-gau-3816879.html
http://khoahocphattrien.vn/suc-khoe/dung-cay-mat-gau-loi-hay-hai/20170206104837801p1c784.htm
** Cây đinh lăng
Tên khác: cây gỏi cá, nam dương sâm.
Tên khoa học: Polyscias fruticosa (L.) Harms (Panax fruticosum L, Nothopanax fruticosum (L) Miq., Tieghentopanax fruiticosus (L.) R. Vig.
Thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae.
Mô tả cây
Là một loại cây thân nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao 0,8 - 1,5m. Lá kép 3 lần xẻ lông chim dài 20 - 40cm, không có lá kèm rõ. Lá chét có cuống gầy dài 3 - 10mm, phiến lá chét có răng cưa không đều, lá có mùi thơm.
Đinh lăng được trồng phổ biến làm cảnh khắp nước ta, mọc cả ở Lào và miền nam Trung Quốc.
http://deltaviet.vn/cay-dinh-lang-tri-benh-gi.html
Tác dụng của cây đinh lăng:
- Hoạt huyết dưỡng não
- Phòng và điều trị các bệnh kém tập trung, suy giảm trí nhớ, căng thẳng thần kinh, suy nhược thần kinh. Những người thiểu năng tuần hoàn não, tiền đình với các chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, mất thăng bằng dùng cây đinh lăng có tác dụng rất tốt.
- Đinh lăng còn ức chế men MAO nên cải thiện triệu chứng run của bệnh Parkinson. Người già bị bệnh run tay, run chân uống nước rễ đinh lăng bệnh tình cải thiện một cách rõ rệt.
- Ở Ghana, cây đinh lăng lá xẻ được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian để chữa bệnh hen suyễn
- Trong dân gian, lá đinh lăng thường được dùng để làm thuốc lợi tiểu. Cũng vì tính năng này. Những bệnh nhân cao huyết áp khi đang lên cao có thể dùng lá đinh lăng nấu nước uống để tiểu được nhanh và huyết áp hạ.
- Nghiên cứu bột rễ đinh lăng lá nhỏ đã phát hiện thấy nó rất giống sâm. Bột này chứa 20 axit amin, trong đó có một số axit amin cơ thể người không thể tổng hợp được, vitamin nhóm B và các nguyên tố vi lượng.
- Để chữa tắc tia sữa, các bà bầu vẫn dùng lá để nấu cháo ăn, hoặc rễ cây đinh lăng sắc uống.
- Cây đinh lăng cũng có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giải độc, nên thường được dùng trong đông y để chữa bệnh dị ứng, nổi mẩn, nóng trong người.
- Người già chân tay đau nhức do thấp khớp hàng ngày dùng nước sắc củ đinh lăng hoặc ngâm rượu củ đinh lăng uống sẽ cải thiện bệnh chân tay đau nhức.
- Để phòng bệnh co giật ở trẻ em, ta dùng lá phơi khô nhồi làm gối cho trẻ.
https://www.sam.vn/8-tac-dung-chua-benh-cua-la-dinh-lang.html
3.1.2 Giới thiệu
Trà túi lọc Tâm Thanh được sản xuất bởi công ty TNHH dược phẩm Bình Hòa có địa chỉ tại 37/2 đường số 9, Ấp Bầu Trâm, xã Bầu Trâm, Long Khánh, Đồng Nai. Với nguồn cung cấp nguyên vật liệu tự chủ kết hợp với dây chuyền sản xuất hiện đại. Sản phẩm đáp ứng nhanh chóng, kịp thời về số lượng.
Sản phẩm trà túi lọc Tâm thanh với sự kết hợp của hai loại thảo dược-cây lá Mật Gấu và cây lá Đinh Lăng nên có vị đắng, hậu ngọt, tính mát và có tác dụng chống dị ứng, chống mệt mỏi, trị khó ngủ, giảm stress hoạt huyết dưỡng não. Đã được bộ y tế kiểm định
v Công dụng:
Hiệu quả cho việc điều trị các chứng bệnh: Viêm gan siêu vi B và C, giảm trầm cảm, giảm chức năng Cholesterol, chống viêm dạy dày, đau nhức xương khớp, trị tiểu đường, ổn định đường huyết, huyết áp, tăng tiết niệu, phấn kích hệ thần kinh trung khu. Đặc biệt giúp tiêu mỡ, trị béo phì, thanh nhiệt, mát gan giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, nhuận trường, tăng cường sức đề kháng.
v Cách dùng
Pha 1 gói với 350 ml nước đun sôi
Người lớn mỗi ngày 2-3 gói
Trẻ em mỗi ngày 1 gói
v Đối tượng sử dụng
Người bệnh gan: Viêm gan, men gan cao
Người hay nhức đầu, uể oải, đau nhức xương khớp, mất ngủ
Người béo phì, tiêu hóa kém
Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ mang thai
Người huyết áp thấp uống mỗi ngày 1 gói sau khi ăn